XtGem Forum catalog
Thửa nhỏ ta ngã tự đứng lơn ta vững vàng | Nghe thuat song | Qua tang cuoc song

Nghệ thuật sống. Quà tặng cuộc sống. Kỹ Thuật sống. Sống nghệ thuật

Trọn bộ các phim của Thánh Maria Ozawa
Tai game mien phí. Tai game offline mien phi. Tai game online mien phi
MENU
Trang Chủ |

Nghệ thuật sống

Thửa nhỏ ta ngã tự đứng lơn ta vững vàng

Trong xã hội hiện đại, yếu tố “tự lập” có lẽ ngày càng được quan tâm chú trọng hơn trong giáo dục con cái. Nhiều bài học trong thực tế đời sống gia đình đã minh chứng cho tác hại của việc bao bọc con quá mức cần thiết.

Tuy nhiên, dạy con biết yêu và chăm lo cho mình những việc đơn giản nhất trong những năm đầu đời, biết tự đứng dậy khi té ngã là điều cần thiết, mà chưa nhiều bậc phụ huynh thực sự nhận thức được.

Con ơi, dũng cảm đứng lên nào. Ảnh minh họa.

Con ỉ lại do cha mẹ?

Tiến sĩ (TS) Nguyễn Thị Bích Hồng đã chia sẻ cùng gần 200 bậc phụ huynh những tâm tư, trăn trở, buồn vui xung quanh vấn đề dạy con sống tự lập.

Có lẽ chuyên đề đã đánh trúng nỗi lo lắng, tâm tư của rất nhiều bậc phụ huynh, điều đó được thể hiện thông qua sự nhiệt tình đến tham gia và đặt câu hỏi của các bậc cha mẹ. Và lo lắng chung nhất, là họ đã nhận ra rằng con mình đang mất dần sự tự lập, trở nên phụ thuộc vào cha mẹ mà không biết phải làm cách nào để xử lý vấn đề vì đã trót thương con quá mà ra.

Có bậc phụ huynh thì băn khoăn về vấn đề con mình do được chăm nom quá mức trong vòng tay bố mẹ mà trở nên thiếu tự tin, phụ thuộc gia đình, ít giao tiếp với bạn bè xung quanh. Chị Nguyễn Thị Hương tâm sự: “Thật sự tôi nuôi con gái lớn đến gần 20 tuổi rồi mà không ưng ý chút nào, đến giờ càng ngày càng cảm thấy lo lắng cho nó hơn. Cháu nhút nhát, rụt rè, ít giao tiếp, làm gì cũng sợ sệt, không thể quyết định việc gì cho bản thân. Tôi tham dự chuyên đề nhằm muốn tìm hiểu cách nào để dạy con tốt hơn, có thể khiến cháu tự tin, mạnh dạn hơn”.

Hàng chục vấn đề xoay quanh câu chuyện làm thế nào để dạy con đừng ỷ lại, biết tự lập, làm thế nào để “chữa” cái sai vì đã khiến con mình rơi vào tinh trạng thiếu tính tự lập được đặt ra, chia sẻ. TS.Nguyễn Thị Bích Hồng đã đặt ra câu hỏi cho phụ huynh có con ở ba lứa tuổi tiểu học và trước tiểu học, trung học và đại học. Những câu chuyện thực tế mà Tiến sĩ đặt ra làm nhiều “người trong cuộc” phải giật mình nhìn lại cách giáo dục của mình, đó là chuyện nhiều học sinh lớp 3 còn chưa biết mặc quần bơi, cô gái 9 tuổi con bắt mẹ đút cơm cho ăn hàng ngày, sinh viên năm 3 mà chưa biết… bổ dưa hấu. Đó là các cô cậu thường đặt cho cái biệt danh là “gà công nghiệp”.

Dạy trẻ tính tự lập

Một thực tế cần nhìn nhận là ngày nay, bên cạnh một bộ phận sinh viên năng động, tự lập sớm thì còn rất nhiều em sinh viên lười biếng, ỉ lại, chỉ phụ thuộc vào người khác, Theo TS.Bích Hồng, điều này bắt nguồn từ cả một quá trình giáo dục sai lầm của các bậc phụ huynh: Ngay từ khi con còn bé, các bậc cha mẹ thường thay con làm tất cả mọi việc, nhiều trẻ chỉ biết bày xả chứ không hề có ý thức dọn dẹp, thụ động vụng về, bất cứ việc gì cũng chỉ biết nhờ vả sai khiến người khác, và hậu quả là khi gặp vấn đề cần giải quyết sẽ trở nên bối rối, bấn loạn…

Đó cũng là các dấu hiệu của trẻ thiếu tự lập mà phụ huynh cần nhanh chóng nhận ra và kịp thời tìm cách “chữa trị”. Các trường hợp này thường xảy ra khi cha mẹ thương yêu, bảo bọc con quá đáng, không tin tưởng khả năng của con, áp đặt, không coi trọng việc rèn luyện kĩ năng cho con, và nhà có bảo mẫu…

“Các con có cuộc đời riêng của chúng”

Việc rèn luyện cho con cái tính từ lập ngày từ thuở bé là một bước rất cần thiết, mang nhiều ý nghĩa, trong đó ngoài việc giúp trẻ trở nên siêng năng, ham làm, tự tin, nạnh mẽ có ý chí mà nhìn về lâu về dài nó còn tạo cho đứa con một tính cách tích cực, dễ thành công, hạnh phúc hơn và trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, ranh giới giữa thương yêu và bảo bọc quá mức rất mong manh, không dễ để các bậc phụ huynh nhận thức rõ và biết hướng cho con mình cách sống tự lập ngay từ bé. Để thực hiện được điều này, phụ huynh cần trang bị cho mình phương pháp hợp lý.

TS.Bích Hồng đã đưa ra một ví dụ nhỏ, đó là đứa trẻ trở về từ trường học, vừa bị bạn bắt nạt. Để giải quyết cặn kẽ điều này, phụ huynh nên thực hiện ba bước: Bước 1, hỏi nguyên nhân con bị bắt nạt và để trẻ tự phân tích lỗi tại ai; Bước 2, dạy con hướng giải quyết để vượt qua vấn đề; Bước 3, truyền đạt kinh nghiệm bản thân.

Tương tự, Tiến sĩ đã đặt ra câu hỏi để các bậc phụ huynh cùng thảo luận, tháo gỡ, đó là các vấn đề rất thường gặp trong nuôi dạy con cái thường ngày: Cha mẹ làm thế nào khi con bị vấp ngã, nhịn tiểu ở trường vì bị dị ứng nhà vệ sinh, không biết làm bài tập ở nhà… Khá nhiều “cách” ứng xử đã được đưa ra, và nhiều phân tích, kinh nghiệm xác đáng của Tiến sĩ đã dẫn dắt các bậc cha mẹ hướng đi để giúp con trẻ tự giải quyết tốt vấn đề của bản thân. Và, điều lớn nhất mà cha mẹ rút ra được, đó là để con biết tự lập, cần giúp con giải quyết hài hoà ba yếu tố trong cuộc sống con trẻ: học – chơi – làm.

Ngoài ra, một điều cần làm là ngay từ khi con cái còn nhỏ, cha mẹ nên khuyến khích con đặt ra mục tiêu cho bản thân, tự chọn lựa, giải quyết các vấn đề của chính mình, để trẻ hành động nhiều hơn lý sự, tự chịu trách nhiệm về các việc làm của mình, biết bảo vệ bản thân, biết tự đứng dậy khi té ngã. Đó là những hành động có ý nghĩa lớn trong giúp trẻ định hình các bước đi của tương lai, thành một thiếu niên tự lập, một thanh niên biết tự nuôi sống bản thân, hoạch định cho tương lai.

Liên Kết Wap
(c)Your Site Name
(c)Designed by trachanhsv.jw.lt